Shopify là gì? Hướng dẫn thiết kế web bán hàng bằng Shopify

Công nghệ 4.0 ngày một phát triển, xu thế mua hàng online ngày càng được nhiều người quan tâm. Kéo theo nhu cầu tìm kiếm cũng như thiết kế website bán hàng bằng một nền tảng thương mại điện tử gia tăng một cách nhanh chóng. Là một trong 4 nền tảng thương mại được biết đến nhiều nhất hiện nay, Shopify đã được rất nhiều cửa hàng doanh nghiệp tìm đến và sử dụng.  Vậy Shopify là gì? Thiết kế website bán hàng bằng Shopify như thế nào? Hãy cùng Wsslanguage tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Shopify là gì?

Shopify là một nền tảng thương mại điện tử cho phép chúng ta tạo website bán hàng online trên nền tảng Cloud, được tích hợp với mạng xã hội, cung cấp đầy đủ tính năng đăng thông tin sản phẩm, bộ sưu tập, giỏ hàng, hình thức thanh toán, xử lý đơn hàng… Ngày nay, Shopify cho phép người dùng kinh doanh cả online trên website và kinh doanh trực tiếp với Shopify POS.

Ra đời vào năm 2006 nhưng Shopify thực sự bùng nổ rất nhanh chóng. Năm 2020, Shopify đã có hơn 800.000 cửa hàng online, đạt được hơn 44 triệu lượt truy cập và mua hàng từ các website trên Shopify, doanh thu đạt 2.86 tỷ USD, doanh số bán hàng đỉnh điểm là 100 tỷ USD. Doanh thu và lượt truy cập năm 2021 được các nhà phân tích thị trường dự kiến tăng lên rất nhiều so với năm trước.

Lợi ích khi sử dụng Shopify

Bằng hệ thống thị trường kết nối rộng rãi, giao diện thiết kế web trực quan, sinh động, thao tác đơn giản, phần lớn là miễn phí, free hosting chất lượng cao, tối ưu hóa chuẩn SEO, hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, hoạt động 24/7 cùng với tận dụng tối đa cho chiến dịch quảng cáo, Shopify sẽ đem đến cho bạn:

  • Khả năng tiếp cận với lượng lớn khách hàng không giới hạn, cửa hàng của bạn cũng sẽ được nhiều khách hàng biết đến đồng nghĩa với việc tăng khả năng bán được hàng.
  • Giao diện cửa hàng đa dạng, độc đáo thu hút người truy cập, có được các theme đẹp mắt mà không phải tốn quá nhiều chi phí.
  • Hoạt động marketing cũng tăng lên đáng kể thông qua đồng bộ hóa cửa hàng từ website, Facebook shop cũng như Instagram.
  • Giải quyết tất cả các vấn đề đang gặp phải một cách dễ dàng, không gây gián đoạn hoạt động kinh doanh bán hàng của cửa hàng. Bạn có thể liên hệ giải đáp thắc mắc bất cứ thời gian nào trong ngày.
  • Duy trì tốc độ truy cập trang đảm bảo một cách nhanh nhất bằng băng thông không hạn chế. Cho dù trang của bạn có 10 người hay 100 người truy cập cùng một lúc thì tốc độ truy cập vẫn luôn ổn định.

3. Thiết kế website bán hàng bằng Shopify

1. Những chuẩn bị cần thiết trước khi thiết kế website bán hàng bằng Shopify

Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng những thứ sau để thiết kế website cao cấp bằng Shopify:

  • Logo cửa hàng: file logo cần chất lượng cao, thiết kế định dạng transparency hoặc favicon.
  • Có sẵn các bài viết giới thiệu về đơn vị mình, các chính sách cửa hàng và điều khoản mua hàng, thông tin sản phẩm, hình ảnh, miêu tả bộ sưu tập cũng như hướng dẫn chọn hàng, các bài viết càng chi tiết càng được người truy cập tin tưởng.
  • Đăng ký tên miền điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian khi thiết lập website
  • Có tài khoản mạng xã hội chính thống để liên kết website Shopify với tên thương hiệu của mình nhanh chóng.

2. Bắt đầu với việc làm quen Shopify

Khi chuẩn bị sẵn sàng các bạn hãy bắt đầu với việc làm quen với Shopify theo các bước dưới đây:

Bước 1: Tạo tài khoản và trải nghiệm dùng thử 14 ngày

Truy cập trang website: https//www.shopify.com và ấn Start Free Trial, nhập email, password, tên cửa hàng rồi ấn Create your store để sử dụng 14 ngày dùng thử miễn phí.

website shopify

Bước 2: Cập nhật thông tin người dùng

Nhập thông tin người dùng như sản phẩm định bán, doanh thu hiện tại cũng như lĩnh vực kinh doanh để Shopify đưa ra định hướng cho bạn.

step 1

Bước 3: Cập nhật thông tin về Shop

Cập nhật thông tin về shop như địa chỉ, điện thoại… để xác thực cửa hàng.

step 2

Sau khi làm quen và đăng ký sử dụng 14 ngày dùng thử bạn có thể bắt đầu sử dụng Shopify như sau:

3. Cài đặt giao diện, logo

Để thiết lập giao diện,logo bạn vào Online store chọn theme. Theme bạn chọn có thể là miễn phí hoặc có trả phí tùy nhu cầu kinh doanh của mình. Tại mục theme customize có rất nhiều lựa chọn font, trang chủ, màu sắc, header, footer…. Bạn tùy ý lựa chọn và update theo mong muốn thiết kế. Logo được upload trong mục header.

theme

4. Đăng sản phẩm lên website

Để đăng sản phẩm lên website bạn vào mục Products. Tại đây bạn sẽ update thông tin về tên sản phẩm, miêu tả, thương hiệu, giá cả, SKU, SEO web….. Bạn cần update chi tiết và đầy đủ tất cả các mục để sản phẩm của mình đến với người dùng một cách cụ thể nhất.

bán sản phẩm

5. Cài đặt điều hướng

Thiết lập thanh điều hướng với 4 tabs: Home, Catalog, Blog và About us. Tại đây bạn cần thiết kế nội dung mình mong muốn xuất hiện trên trang chủ, danh mục sản phẩm, chi tiết liên hệ của cửa hàng cũng như cài đặt thanh menu.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể cài đặt Links to để dẫn liên kết tới trang web sẵn có của mình

6. Các thiết lập cơ bản

Để thiết lập chung bạn vào setting, vào tiếp mục general. Tại đây bạn có thể chỉnh sửa tên cửa hàng, email khách hàng, số điện thoại, địa chỉ, mã vùng, địa chỉ email kinh doanh… tùy theo mong muốn chỉnh sửa của mình

Ngoài ra các thiết lập chung bạn cần một số thiết lập khác như cài đặt ngôn ngữ có thể là tiếng Anh, tiếng Việt hay ngôn ngữ khác trong mục danh sách ngôn ngữ tùy chọn, cài đặt phương thức thanh toán, cài đặt bộ sưu tập sản phẩm, phương thức vận chuyển, cách thức giao hàng, thuế phí…

Những lưu ý để thiết kế website bán hàng bằng Shopify hiệu quả

Để thiết kế website bán hàng bằng Shopify hiệu quả bạn cần:

  • Chú trọng vào thiết kế logo: Logo là cái đầu tiên thu hút người truy cập. Vì vậy mà logo giúp người dùng dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn sẽ làm gia tăng khả năng tương tác.
  • Cân nhắc khi lựa chọn giao diện: Việc phân bổ bố cục danh mục chi tiết, đầy đủ, rõ ràng sẽ giúp điều hướng người truy cập dịch vụ, sản phẩm trên website một cách tốt nhất.
  • Thiết kế website cũng cần đảm bảo đầy đủ tính năng cần thiết, phù hợp với mong muốn của cửa hàng.
  • Chú ý đến tối ưu hóa trải nghiệm người dùng cũng là một trong những lưu ý quan trọng: Tối giản thiết kế website sẽ giúp người truy cập không bị rối mắt, có thể giúp họ tập trung vào sản phẩm dịch vụ. Hiển thị rõ ràng các bài viết về cửa hàng, nội dung sản phẩm, chính sách bán hàng và dịch vụ hậu mãi… giúp làm gia tăng độ tin tưởng khi mua hàng. Bên cạnh đó có thể bổ sung điều hướng đến trang bán hàng hợp lý, đánh đúng tâm lý người mua.
  • Chọn payment gateway uy tín: Cổng thanh toán không phù hợp có thể khiến bạn bị mất tài khoản vĩnh viễn khi Shopify quét tài khoản. Một trong các đề xuất khi chọn payment gateway là đăng ký Business với Paypal làm nền tảng thanh toán cho cửa hàng của mình. Việc đăng ký này cũng vô cùng đơn giản đồng thời tránh được các rủi ro tiềm ẩn.
  • Tạo sẵn các email marketing cũng như các chương trình promotions: khi có được email khách hàng tiềm năng, các email và chương trình này được gửi đến email của khách. Từ đó mà hoạt động marketing được thực hiện nhanh chóng và rộng rãi hơn.
  • Website cần tối ưu hóa chuẩn SEO: Với sử dụng các keywords, meta tag cũng như pagespeed.

Trên đây là bài viết giới thiệu chi tiết cho bạn Shopify là gì? Cách thiết kế web bán hàng bằng Shopify cần thực hiện như thế nào và cách để bạn làm quen cũng như thiết kế website bán hàng hiệu quả, những lưu ý cần thiết để có thể bán hàng thành công trên Shopify…  Nếu bạn cần Custom Shopify web Design Services hãy tham khảo các chuyên gia lập trình tại Groove Technology Software (Software Development Company uy tín mà bạn có thể tin tưởng). Hãy tham khảo để có được cái nhìn tổng quát, xây dựng định hướng thiết kế cho hoạt động kinh doanh của mình bạn nhé!